Khám Phá Ngôi Chùa Lịch Sử Ung Hòa Cung Tại Bắc Kinh

Khám Phá Ngôi Chùa Lịch Sử Ung Hòa Cung Tại Bắc Kinh

Ung Hòa Cung hay còn gọi là chùa Lama (Lạt Ma) là ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng độc đáo nằm ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh, ngôi chùa này được những tín đồ Phật giáo xây dựng để thể hiện lòng thành kính từ xưa kia. Hãy cùng Khám phá ngôi chùa lịch sử Ung Hòa Cung tại Bắc Kinh để tìm hiểu những nét đặc biệt của ngôi chùa này trước khi du lịch Trung Quốc nhé, ghé thăm nơi đây du khách sẽ có cảm giác như được trở về quá khứ của Trung Hoa cùng tìm hiểu những dấu ấn lịch sử gắn liền với công trình độc đáo này.

 

Vài nét lịch sử Ung Hòa Cung

Cung Ung Hòa được xây dựng tại quận Đông Thành Bắc Kinh, thực ra ban đầu Ung Hòa Cung là dinh thự của vị con trai vua thứ hai triều Thanh. Sau khi đăng cơ lên ngôi vua ông cho dời dinh thự vào Hoàng Cung, sau đó chỉ còn giữ lại một nửa Ung Hòa Cung làm hành cung, nửa còn lại kính tặng cho Lạt Ma của Hoàng giáo.

Đây cũng là nơi đã hạ sinh ra vua Càn Long, vị vua nổi tiếng thông minh tài giỏi trong sử sách Trung Quốc. Sau đó vào năm 1744 vua Càn Long đã quyết định tu sửa Ung Hòa Cung thành chùa phật giáo của Hoàng gia, quyết định này khiến cho ngôi chùa này trở thành nơi có quy cách cao quý nhất trong lịch sử Trung Quốc.

yonghegong-temple-beijing-vemaybay123
Ung Hòa Cung là ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng độc đáo nằm ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh

 

Kiến trúc nổi bật của Ung Hòa Cung

Một điều đặc biệt khi ghé thăm Ung Hòa Cung là du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc nguyên vẹn của công trình này, trải qua cả trăm năm nhưng mọi thứ nơi đây vẫn giữ được trọn vẹn hình dáng ban đầu từ thời vua Càn Long, ngắm nhìn Ung Hòa Cung từ bất kỳ góc độ nào du khách cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tuyệt tác kiến trúc này.

Ung Hòa cung có thiết kế cao dần được xây theo phong cách kiến trúc đối xứng, nằm dọc theo đường trục làm tâm. Tòa đại điện Vạn Phúc Các nằm ở nơi cuối cùng đồng nghĩa với sự cao lớn, hoa lệ và khổng lồ nhất. Màu sắc chủ đạo của cung là màu đỏ thể hiện sự quyền quý của tầng lớp quý tộc, Lầu sơn son thiếp vàng, gác tía… là kiểu kiến trúc quen thuộc trong hoàng cung Trung Hoa xưa.

yonghegong-temple-beijing-top-view-vemaybay123
Ung Hòa Cung được xây theo phong cách kiến trúc đối xứng với màu sắc chủ đạo là vàng và đỏ

 

Bảo vật lưu giữ bên trong Ung Hòa Cung

Đến với Ung Hòa cung du khách sẽ phải kinh ngạc với những bảo vật nơi đây, tại Ung Hòa Cung có một bức tượng Phật lớn được đặt trong Vạn Phúc Các, tương truyền tượng Phật được tạc bằng gỗ trầm hương trắng, đây là bảo bối vô giá trấn giữ Bắc Kinh đem đến sự sung túc bình an cho người dân. Ngự trên tòa bạch ngọc, tượng Phật cao lớn đến trần tòa nhà, mặc dù đồ sộ như vậy nhưng từng đường nét của pho tượng đều vô cùng uyển chuyển, thanh thoát và không hề có bất kỳ hạt sạn nhỏ nào trong điêu khắc. Sau khi hoàn thành tượng Phật người ta sử dụng tới 1100m lụa vàng làm áo khoác cho ngài, nét từ bi vô thường càng làm tôn lên vẻ cao quý uy nghiêm; trên tay Người cầm hai nhành sen tỏa biểu tượng cho sự thanh cao nâng trời che đất.

giant-buddha-statue-yonghegong-temple-beijing-vemaybay123
Tượng Phật lớn cao đến trần nhà trong Vạn Phúc Các có đường nét vô cùng uyển chuyển, thanh thoát

Phía sau hậu điện Pháp Luân là nơi người ta đặt 500 bức tượng phật La Hán, tượng cao 4m thân dài 3m. tương truyền ai cúi đầu thành tâm khấn đủ 3 vái trước mỗi bức tượng này sẽ được chở che, gieo duyên phước lành. Trải qua thăng trầm của lịch sử ngày nay ngôi chùa chỉ còn lưu giữ được 449 bức tượng, mỗi bức tượng đều một ý nghĩa riêng, khiến cho con người luôn cảm thấy bình an khi tới đây.

Ở lầu Chiếu Phật có đặt một pho tượng đồng Phật Thích Ca Mâu Ni, chính giữa tượng phật lại tạc và đặt một bức tượng phật Như Lai nhỏ hơn với ý nghĩa Phật Di Lặc tương lai tới cứu độ chúng sinh là vị Đại Phật lớn hơn, cao hơn Phật Như Lai.

lama-tsongkhapa-yonghegong-temple-beijing-vemaybay123
Lầu Chiếu Phật đặt một pho tượng đồng Phật Thích Ca Mâu Ni và một bức tượng phật Như Lai nhỏ hơn

 

Giai thoại về Ung Hòa Cung

Du lịch Bắc Kinh du khách không chỉ được tham quan và chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ điển mà còn được nghe kể về những giai đoạn lịch sử, biến cố lịch sử gắn liền với ngôi chùa cổ kính này. Vào thời kỳ biến động Mao Trạch Đông, người dân phá bỏ rất nhiều những công trình chùa chiền đền miếu và Ung Hòa Cung cũng trở thành đích ngắm của họ. Tuy nhiên có một điều lạ là không có bất cứ ảnh hưởng nào của con người có thể tác động tới Ung Hòa Cung, trải qua cả trăm năm tất cả mọi thứ nơi đây vẫn còn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ ban đầu, từ những bức tượng cho đến những công trình bên trong chùa vẫn còn nguyên vẹn sau những lần bị phá bỏ.

Người ta còn kể lại rằng trước đây có 3 binh lính được cử đến chùa để phá bỏ tượng, người đầu tiên cầm rìu toan chém dây cáp (sợi dây cố định và cân bằng bức tượng) nhưng không những chém không đứt mà rìu còn rơi xuống cắt vào đùi người lính này, người thứ hai định phá cũng không thành và lăn ra chết ngay tại chỗ, người còn lại thấy vậy sợ quá bỏ trốn.

Từ đó trở đi Phật Di Lặc và cả Ung Hòa Cung luôn bình an vô sự giữa đất trời Trung Hoa, trở thành cổ vật quý giá. Những câu chuyện về Ung Hoa Cung trở thành lời răn dạy đến những thế hệ về sau không nên mù quáng phá vỡ niềm tin vào Đức Phật bởi như vậy sẽ gặp quả báo đến đời sau.

Dạo quanh Ung Hòa cung khách du lịch sẽ được thả hồn vào không gian thanh tĩnh và linh thiêng ở nơi cửa Phật, khiến cho lòng luôn cảm thấy bình an thanh thản quên đi những lo âu muộn phiền của cuộc sống. Đến thăm thành phố Bắc Kinh xa hoa lộng lẫy này bạn đừng quên dành thời gian ghé thăm Ung Hòa cung để giúp lòng mình bình an thanh tịnh.

yonghegong-temple-beijing-vemaybay123
Ung Hòa Cung trải qua nhiều giai thoại vẫn bình an vô sự, du khách đến đây sẽ được trút bỏ mọi muộn phiền

Tham khảo một số thông tin du lịch Trung Quốc khác tại:

 

Comments